November 6, 2023
Những hoạt động giúp trẻ tăng khả năng tập trung chú ý (Phần 1)
Nhiều phụ huynh chia sẻ tại lớp, con rất hợp tác với giáo viên và tập trung học, tuy nhiên, khi phụ huynh dạy trẻ tại nhà, trẻ ít tập trung chú ý và dễ dàng mất kiên nhẫn hơn. Thực tế, một trong những chìa khóa để giúp trẻ thành công trong môi trường học đường là phát triển khả năng chú ý, cụ thể là thời gian tập trung của trẻ. Trong bài viết này, SEEC sẽ giới thiệu những hoạt động giúp trẻ tăng khả năng tập trung chú ý. Phụ huynh nên bắt đầu ngay từ hôm nay vì khi trẻ càng trưởng thành, càng khó để thay đổi vấn đề tập trung chú ý của trẻ. Cụ thể hơn, thời điểm tốt để trẻ luyện tập khả năng chú ý là độ tuổi tiền tiểu học (4-6 tuổi).
Khoảng tập trung (Attention span) là gì?
Khoảng tập trung là từ dùng để mô tả khả năng chú ý đến một nhiệm vụ, công việc cụ thể, không bị phân tán bởi những công việc khác. Trng khoảng tập trung, trẻ không bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài như âm thanh (tiếng ồn từ lớp hoc bên cạnh), sự vật – sự việc diễn ra xung quanh (cảnh vật bên ngoài cửa sổ), hoặc những thông tin không cần thiết (những ghi chú được viết trên bảng). Trong suốt buổi học, trẻ cần phải tập trung nhiều lần đối với những bài tập, nhiệm vụ khác nhau, trong môi trường lớp học có phần gây xao nhãng.
Kiểm soát sự tập trung chú ý của trẻ trong những năm tháng đi học và đảm bảo giúp trẻ trau dồi từng chút một khả năng này theo thời gian. Môi trường học đường trở nên thử thách và khiến trẻ mệt mỏi nếu trẻ chưa có kỹ năng tập trung chú ý cao độ. Đồng hành cùng với những kỹ năng khác, lời khuyên của các chuyên gia là phụ huynh cần giúp trẻ phát triển kỹ năng này từ rất sớm.
Khoảng tập trung theo độ tuổi của trẻ
- Trẻ 3 tuổi: Khả năng tập trung từ 6 – 9 phút
- Trẻ 4 tuổi: Khả năng tập trung từ 8 – 12 phút
- Trẻ 5 tuổi: Khả năng tập trung từ 10 – 15 phút
Có thể thấy, khả năng tập trung chú ý của trẻ sẽ tăng từ 2-3 phút sau mỗi năm. Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi tiền tiểu học chỉ có thể tập trung dưới 15 phút/lần. Phụ huynh có thể lấy thang đo này làm tham khảo, vì có thể trẻ của bạn sẽ có khả năng tập trung kém hơn hoặc tốt hơn tùy vào chủ đề mà trẻ tiếp xúc trên mỗi hoạt động.
Nếu phụ huynh đang lo lắng về vấn đề này, hãy thử nhìn nhận liệu rằng bạn có đang kỳ vọng quá cao với khả năng của trẻ. Thay vì vậy, nên chia nhỏ các nhiệm vụ cũng như khoảng thời gian để “nghỉ xả hơi” thay vì cố gắng ép buộc một đứa trẻ 4 tuổi ngồi yên để học trong suốt 1 tiếng đồng hồ.
Cách tốt nhất để trẻ tập trung lại vào một hoạt động chính là VẬN ĐỘNG.
Những hoạt động để tăng khả năng tập trung cho trẻ ở độ tuổi tiền tiểu học
Phụ huynh hoặc giáo viên có thể xây dựng khả năng tập trung bằng những cách đơn giản. Dưới đây là những hoạt động cải thiện sự tập trung cho trẻ tiền tiểu học.
Focus Games – Những trò chơi tập trung
Những trò chơi này yêu cầu trẻ có sự tập trung cao độ:
- Các loại Board game như Rút gỗ, Mèo nổ, Cờ tỷ phú, … Những loại game này sẽ cần trẻ nhớ lượt chơi, đếm số theo xúc xắc và chú ý xuyên suốt trò chơi.
- Trò chơi đòi hỏi trẻ lắng nghe, như trò chơi Động – Tượng, Trò nói chuyền tai cũng giúp trẻ xây dựng sự tập trung
- Trò chơi ghép cặp thẻ bài / thẻ từ / hình ảnh cũng là một trò chơi rèn luyện trí nhớ lẫn sự tập trung
Những hoạt động có kết quả
Với những hoạt động nhất định , ví dụ như vẽ một bức tranh, trẻ sẽ dễ dàng dừng lại khi trẻ mất tập trung hoặc chán nản. Tuy nhiêm, nếu đưa trẻ một bộ xếp hình thì trẻ sẽ có xu hướng muốn hoàn thiện nó hơn vì trẻ sẽ hiểu, nếu không tiếp tục thì bức hình đó sẽ không được hoàn chỉnh. Nhờ vậy, trẻ sẽ có thể kéo dài thời gian tập trung và từ đó giúp trẻ luyện tập thêm khả năng này.
Những trò chơi ghép hình đối với trẻ ở độ tuổi quá nhỏ có thể sẽ chỉ đơn giản là các khối gỗ ghép nối, đường nét đơn giản. Còn với với trẻ ở độ tuổi lớn hơn thì có thể chơi trò chơi xếp hình từ 24 mảnh trở lên.
Những khoảng nghỉ để vận động
Không chỉ những hoạt động vận động có thể giúp trẻ phát triển khả năng tập trung nói chung, mà nó còn giúp trẻ tái tạo năng lượng và khởi động lại sau một khoảng thời gian tập trung. Vì vậy mà cách tốt nhất để thiết kế những khoảng nghỉ đơn thuần là thư giãn đầu óc hoặc bài tập vận động phù hợp.
Khoảng thời gian nghỉ sẽ trong khoảng 1 phút, để để máu huyết lưu thông khắp cơ thể và thúc đẩu sự tập trung của trẻ để trẻ tiếp tục tham gia hoạt động diễn ra tiếp theo sau đó.
Liên tưởng đến chính những người trưởng thành, khi chúng ta ngồi trước máy tính hàng giờ, chúng ta chỉ cần đơn giản là đứng dậy, làm một ly cà phê và đi lại trong khoảng 2 phút sẽ giúp cơ thể lấy lại năng lượng và cảm thấy thoải mái hơn để quay trở lại làm việc.
Tương tự đối với trẻ em, những khoảng nghỉ kèm bài tập vận động có thể giúp trẻ cảm thấy được thả lõng, thư giản và lấy lại nguồn năng lượng mà còn cho trẻ cơ hội để rèn luyện khả năng vận động thô để tăng thể lực, phối hợp tay chân và hệ tiền đình, thậm chí là phát triển những kỹ năng nhận thức.
Những bài tập thể dục để tăng sự tập trung
18 bài tập thể dục mà cha mẹ có thể thử áp dụng để giúp trẻ thư giãn cơ thể và lấy lại sự tập trung cho bài tập được giao.
- Ngồi duỗi thẳng 2 chân
- Lắc gối và sau đó là lắc 2 bàn chân
- Gập người và nắm lấy mũi chân
- Đẩy mũi chân về phía trước
- Đẩy mũi chân về phía người
- Đứng lên và xoay cánh tay
Bài tập đi bộ
- Đi lùi từng bước nhỏ, sau đó tăng độ dài của bước chân
- Bước ngang sang trái, sau đó bước ngang sang phải
- Vẽ một đường thẳng và bước đi trên đường thẳng đó (có thể tưởng tượng đường thẳng là một sợi dây)
Bài tập cân bằng:
- Đứng trên một chân và giữ trong lúc đếm từ 1-5 và sau đó đổi chân còn lại
- Bật nhảy
- Nhảy lò cò
Bài tập với tư thế nằm
- Bắt chước quả bóng: Nắm chặt mắt cá và lăn đi lăn lại như một quả bóng.
- Bắt chước hải cẩu: Nằm sấp thẳng người, cố gắng giãn người bằng cách cố nắm 2 chân bằng 2 tay. Sau đó cố giữ chân gập và thẳng 2 tay
- Bắt chước máy bay: Nằm sấp thẳng người và 2 cánh tay giơ lên xuống như cánh máy bay
Những hoạt động PHẢI phù hợp với lứa tuổi
Trẻ sẽ chỉ phát triển được khả năng tập trung chú ý khi việc thực hành những vận động như trên phù hợp với lứa tuổi của chúng. Nếu bạn đưa cho trẻ một bộ xếp hình quá khó, trẻ sẽ dễ dàng sớm từ bỏ và mất dần động lực. Nếu hoạt động đó quá khó hoặc diễn ra trong thời gian quá dài thì trẻ sẽ không cảm thấy nó ý nghĩa và dễ mất hứng thú.
Những hoạt động mang tính học thuật, nghiêm túc sẽ có thể mang đến những ảnh hưởng trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của bạn. Độ chính xác về thời gian trẻ có thể tập trung chỉ cho một hoạt động là nhất định và nó sẽ tăng dần 2-3 phút theo độ tuổi. Nếu những hoạt động bạn đưa ra mà trẻ gặp nhiều khó khăn, không hứng thú ở thời điểm hiện tại thì có thể trong tương lai, khi trẻ trưởng thành hơn, bạn có thể quay lại những bài tập đó.
(còn tiếp)
Nguồn bài viết: https://empoweredparents.co/